Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn đã đọc
5 lý do nên loại bỏ răng khôn
|
08-26-2016, 12:20 PM
Post: #1
|
|||
|
|||
5 lý do nên loại bỏ răng khôn
Răng khôn hiện là chiếc răng gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay về việc có nên nhổ bỏ răng khôn hay không? Nhưng không thể phủ nhận những phiền toái xảy ra cũng như biến chứng khủng khiếp khi răng khôn mọc không đúng vị trí của chúng. Vậy nhổ răng khôn mọc lệch có đau không đang là nhiều thắc mắc của khá nhiều người.
Thuật ngữ răng khôn để chỉ những chiếc răng trong cùng của hàm dưới và hàm trên, chúng thường xuất hiện vào độ tuổi khoảng từ 17 đến 25 tuổi một số trường hợp đặc biệt sau 30 tuổi mới xuất hiện răng khôn. Hiện tượng mọc răng khôn được xem là điều bình thường, thông thường sẽ có khoảng 4 chiếc răng khôn có thể ít hoặc nhiều hơn. Theo các chuyên gia y khoa, hàm răng người trưởng thành chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng vì thế răng khôn luôn tìm kiếm những con đường khác xuất hiện để con người không bao giờ lãng quên chúng. Đa số răng khôn thường mọc lệch, mọc ngược vào trong hoặc mọc ngầm do các răng khác trong độ tuổi mọc răng khôn đều đã ổn định, không còn chỗ cho răng khôn mọc lên khiến chúng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng hay các biến chứng khác. Vậy bạn thật sự nên nhổ răng khôn hay không? Hầu như các chuyên gia hiện nay cho rằng nên loại bỏ chúng vì một số lý do sau. 5 lý do chính bạn nên nhổ bỏ răng khôn 1. Răng khôn hủy hoại xương và răng xung quanh Do không còn đủ “diện tích” để mọc nên răng khôn thường có khuynh hướng mọc đâm sang răng bên cạnh khiến những chiếc răng khác bị lung lay, sâu răng và có thể bị tiêu hủy hoặc rụng răng. Trường hợp này thường khiến bạn bị đau đớn dữ dội ở vùng răng trong cùng, gây ra sự khó chịu do bản thân răng khôn mọc khi nướu và xương hàm đã cứng cáp đồng thời mọc sai thế gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh làm cơn đau răng luôn ở mức độ khủng khiếp. Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng và chữa trị có thể gây đến nhiễm trùng lây lan đến các khu vực khác ngoài khoang miệng như mũi, tai… gây nguy hiểm đến sức khỏe. 2. Răng chen chúc, xô đẩy nhau Một vài trường hợp, răng khôn sẽ mọc kẹt đẩy các răng khác về phía trước. Một răng khôn có thể xô đẩy 2 răng cối lớn, 2 răng cối nhỏ và 1 răng nanh cuối cùng các răng cửa sẽ chen chúc nhau khiến hủy hoại cấu trúc của hàm răng, răng không còn mọc đều và đẹp như vốn có. 3. Răng khôn dẫn đến hôi miệng Khi răng khôn mọc lệch sẽ khiến thức ăn dễ dàng bị giữ lại ở các rãnh răng trong khi đó vùng trong cùng của khoang miệng, nơi “ẩn thân” của răng khôn lại khó vệ sinh sạch sẽ hằng ngày do đó dễ dàng trở thành địa điểm thuận lợi để thức ăn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày thành sâu răng. Tại Việt Nam, do ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng và kiến thức về răng khôn của người dân vẫn còn kém nên dễ dàng mắc các bệnh hôi miệng nếu lâu không điều trị sẽ gây đau nhức và sâu răng. 4. Gây yếu quai hàm Răng khôn thường hay mọc sai tư thế nên nó thường chiếm một chỗ lớn trong quai hàm mặc dù quai hàm người bình thường không đủ chỗ cho răng khôn mọc. Chính vì thế vùng xung quanh răng khôn có nguy cơ tạo thành các bệnh lý như nang răng, viêm mô tế bào, tiêu xương… làm giảm độ cứng chắc của xương và hàm răng đồng thời ảnh hưởng đến khả năng nhai của hàm. 5. Nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về răng lợi Nhiễm khuẩn: Răng khôn mọc chen chúc do không đủ chổ là nguyên nhân khiến thức ăn dễ bị kẹt lại trong kẽ răng lâu ngày sẽ gây ra viêm lợi và hôi miệng. Ngoài ra răng lợi bị nhiễm khuẩn khi răng khôn hàm trên đập vào lợi của răng khôn hàm dưới gây tổn thương cho vùng da mềm và rất khó chữa trị này. Những chiếc răng này dễ bị nhiễm khuẩn gây sưng hàm rồi lây lan khắp quai hàm và cổ họng. Khi gặp triệu chứng sốt cao, hàm sưng do răng khôn thì cần đến ngay bác sĩ khám và nhổ răng khôn ngay khi các các xét nghiệm cho phép. Hỏng tủy răng: Một số trường hợp răng khôn không thể mọc, chúng sẽ phải mọc ngầm dưới nướu, nó có thể đâm vào chân răng số 7 phía trước và làm thủng chân răng này. Khi răng khôn được nhổ ra bạn buộc phải điều trị tủy của răng số 7 nếu răng bị nhiễm trùng tủy răng do lỗ thủng. Sâu răng: Răng khôn mọc ngang sẽ đâm vào răng quai hàm phía trước, thức ăn bị giữ lại trong khi bàn chải và chỉ nha khoa khó có thể vệ sinh vùng này tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển mạnh. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm, hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác. Viêm nướu: Thức ăn tích tụ ở các kẽ răng khôn mọc trong cùng của hàm răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu dài không điều trị sẽ gây viêm nhiễm vùng nướu. Đây là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng sưng, đau, hôi miệng và cứng khít hàm (không thể mở miệng to được). Bệnh viêm nướu này sẽ còn tái phát liên tục và ngày càng gây nguy hiểm ở mức độ cao nếu không được nhổ răng khôn và điều trị kịp thời. Viêm lợi trùm: Răng khôn mọc trong cùng nhất của quai hàm nên lợi hay bao trùm lên bề mặt nhai của răng, tạo một hầm chứa thức ăn với lợi là nắp và răng khôn là thành hầm. Chính điều này tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn tạo hình và phát triển. Lợi dễ dàng bị viêm sưng và đau khi cơ thể có sức đề kháng yếu hay stress, khiến lợi trùm lên mặt nhai răng khôn bị sưng, chảy máu và hay tái phát. Đây là những tai biến mà răng khôn gây ra khi chúng mọc không đúng tư thế chưa kể đến việc chúng gây ảnh hưởng đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Vì thế nhổ răng khôn chính là biện pháp “xóa bỏ” những nỗi lo lắng về nguy cơ biến chứng răng khôn gây ra. Răng khôn được xem là chiếc răng không ai mong muốn nhất trong cả hàm răng vì thế bạn cần phải cân nhắc việc nên hay không nhổ răng đặc biệt khi chúng hay gây phiền toái cho bạn. Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao bạn phải nhổ răng khôn. Nếu vẫn chưa chắc chắn thì bạn cần đến ngay Bệnh viện RHM Sài Gòn để có thể trực tiếp nhận những lời khuyên từ bác sĩ chuyên ngành. |
|||
« Next Oldest | Next Newest »
|
XEM NHIỀU
User(s) browsing this thread: 1 Guest(s)