Ban quản trị chúng tôi sẽ tiến hành rà soát Spamer và các bài viết không đúng Box sẽ bị xóa sạch, Các spamer cố tình sẽ bị Block IP vĩnh viễn . Xin cảm ơn bạn đã đọc
Dị ứng nổi mề đay là bệnh gì ?
|
09-14-2016, 05:53 PM
Post: #1
|
|||
|
|||
Dị ứng nổi mề đay là bệnh gì ?
Nổi mề đay là bệnh lý về da mà có khá nhiều mắc phải hiện nay. Nó chính là là một phản ứng viêm nhiễm của da, thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi yếu tố nhiệt độ và môi trường. Tìm hiểu những kiến thức khoa học về căn bệnh này sẽ giúp người bệnh có những kinh nghiệm cần thiết trong phòng ngừa và điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa hiệu quả nhất.
Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ lạnh (dị ứng thời tiết), thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác. Đây là căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến sự gia tăng chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nổi mề đay mẩn ngứa Ngứa là triệu chứng chủ yếu: Đây là dấu hiệu mà hầu hết những người bị bệnh mề đay đều phải chịu. Sẩn phù: Là những tổn thương có giới hạn rõ rệt, tròn hoặc không đều, kích thước vài mm đến vài cm, vung trung tâm trắng, ngoại vi màu hồng nhạt, ấn có cảm giác căng. Có thể sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể. Khi xuấthiện ở những tổ chức lỏng lẻo như bộ phận sinh dục, mi mắt, có thể gây phù rất lớn, các thương tổn có thể xẹp dần xuống và thay thế vào đó là các thương tổn mới. có thể do ngứa gãi mà có thêm tổn thương như xây xước da, mụn mủ bội nhiễm… Các thương tổn mề đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày bệnh nhân có thể có đau bụng từng cơn. Mề đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày. Có những trường hợp bệnh tái phát liên tục nhiều lần, trở thành mạn tính. Phân loại bệnh mề đay: Mề đay thông thường: Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác. Phù mạch : Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc…), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu. Da vẽ nổi: Chứng da vẽ nổi hay còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay. Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: Sẩn nhỏ, sẩn – mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke Phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu. Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu. Đọc thêm : => Chữa bệnh nổi mề đay đay ở trẻ em => Thuốc chữa nổi mề đay sau sinh Cách phòng tránh nổi mề đay mẩn ngứa Người bệnh chú ý giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thay đổi, nhất là các vùng dễ bị lạnh như mũi, cổ, tay, chân… Cẩn thận khi ra ngoài vào những ngày giá lạnh. Những người có tiền sử nổi mề đay nên hạn chế ăn các món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, dứa… Các bạn cũng không nên uống rượu, bia nhiều bởi điều này cũng khiến cho các yếu tố gây nổi mề đay phát triển mạnh. Cần giữ vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, mũi, hầu họng… để phòng tránh các bệnh do vi khuẩn, virus… Khi bị nổi mề đay, bệnh nhân tuyệt đối không nên gãi bởi điều này có thể gây ra tình trạng xây xát, chảy máu, dẫn đến bội nhiễm da, mưng mủ và gây biến chứng nặng. viem amidan , chữa viêm amidan |
|||
« Next Oldest | Next Newest »
|
XEM NHIỀU
User(s) browsing this thread: 1 Guest(s)